Bạn đã thực sự hiểu rõ về Vitamin C?
Vitamin C, vi chất dinh dưỡng luôn được các chuyên gia sức khỏe khuyên bổ sung cho cơ thể. Chúng thường có nhiều trong các loại rau quả tươi như nước cam, chanh, quít, và có hàm lượng cao trong các loại rau xanh, nhất là là bông cải xanh, tiêu, khoai tây…
Đa số hàm lượng Vitamin C luôn được phân bổ đồng đều trong các loại nước ép hoa quả tươi như: Cam, chanh, quít,… và một số loại rau có màu xanh (Bông cải xanh, khoai tây, tiêu xanh,…). Tuy nhiên, các loại rau quả được trồng ở nơi có đầy đủ ánh sáng được đánh giá có hàm lượng Vitamin C cao hơn cả.
Vitamin C mang đến điều tuyệt vời gì?
Vitamin C còn được gọi là Acid Ascorbic (a-xit ờ-sco-bic), loại vi chất có khả năng chống Oxi hóa rất cao, giúp duy trì sự tươi trẻ của làn da. Chúng tồn tại trong cơ thể chúng ta dưới hai dạng D và L, nhờ vào chức năng chủ yếu là khả năng sản xuất Collagen (Co-lơ-chờn) (một loại Protein chính của cơ thể) tham gia vào các hoạt động khác nhau của cơ thể, giúp kết nối các sợi mô tế bào kích thích tăng sinh collagen, đảm bảo cấu trúc các tế bào luôn ổn định. Cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể luôn khỏe mạnh và có khả năng đề kháng, miễn dịch cao, tác dụng ngăn ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt.
Trong một số cuộc nghiên cứu gần đây của các chuyên gia đã cho thấy Vitamin C duy trì nồng độ chất chống oxy hóa – glutathione (glu-tờ-thai-ồn) hồng cầu rất hiệu quả. Chỉ với hàm lượng 500mg mỗi ngày, Vitamin C có thể duy trì nồng độ hồng cầu phù hợp, giúp cơ thể ngăn ngừa hậu quả vỡ hồng cầu, giảm chức năng bạch cầu, thoái hóa mô thần kinh bị oxy hóa. Hạn chế tối đa tình trạng khả năng miễn dịch bị suy giảm, rất cần thiết cho việc làm lành vết thương, sự mạnh khỏe của nướu răng và ngăn ngừa, hạn chế các mảng bầm ở da. Ngoài ra Vitamin C còn tham gia sản xuất, hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng một cách nhanh chóng nhất.
Vitamin C thường bị hao hụt do đâu ?
Vitamin C hoạt động trong môi trường nước của cơ thể – cả nội bào lẫn ngoại bào. Tuy nhiên khi cơ thể nhiễm bệnh hoặc do bị nhiễm trùng, lượng dự trữ Vitamin C trong các bạch cầu, nhất là các tế bào máu sẽ nhanh chóng bị suy giảm.
Các hệ quả khi thiếu hụt Vitamin C
Vitamin C có thể tự sản sinh trong hầu hết các loài động vật khác nhau. Tuy nhiên, cơ thể người lại không thể thực hiện điều đó. Chính vì vậy, cũng rất dễ dẫn đến bệnh Scorbus (Scurvy: scơ-vy), là một loại bệnh do thiếu hụt Vitamin C, với các triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da (mảng xuất huyết dưới da, dân gian thường gọi là “vết ma cắn”).
Với người lớn, nếu thiếu Vitamin C sẽ rất dễ mắc các bệnh như viêm lợi, chảy máu chân răng, tụ máu dưới màng xương, đốm xuất huyết, tăng sừng hóa ở nang lông. Nếu không điều trị có thể gây tử vong do chảy máu ồ ạt hoặc do thiếu máu cục bộ cơ tim.
Với trẻ còn bú, khi thiếu Vitamin C sẽ thường dễ bị nhiễm trùng, Hysteria (hi-ste-ri-a) (những rối loạn về cảm xúc, giác quan,…) và trầm cảm.
Các rối loạn liên quan đến Vitamin C
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, liều dùng vitamin C hàng ngày để phòng bệnh là từ 250 mg – 500 mg / ngày. Liều điều trị bệnh từ 1 – 2 gam / ngày và có thể dùng trừ 1 – 2 tháng tùy vào sự cấn thiết từng bệnh. Có thể dùng loại tiêm hay uống đều được.
Việc bổ sung quá nhiều Vitamin C, sử dụng liều cao lâu ngày, có thể tạo sỏi oxalat (do dehydroascorbic (di-hai-dro-ờ-sco-bic) chuyển thành acid oxalic), hoặc sỏi thận urat, có khi cả hai loại sỏi trên gây hiện tượng đi lỏng, rối loạn tiêu hóa, giảm độ bền hồng cầu. Với thai phụ sẽ gây tăng nhu cầu bất thường về vitamin C ở thai (vì vitamin C qua rau thai).
Lưu ý :
Việc bổ sung vitamin C phải theo sự hướng dẫn, chỉ định của thầy thuốc (bác sĩ) để đảm bảo an toàn tuyệt đối, không thiếu không thừa.
Sức khỏe & đời sống